Sống ở đâu thì thời gian dành cho gia đình sẽ nhiều hơn? VN hay JP

Cập nhật: 17/1/2024
Sống ở đâu thì thời gian dành cho gia đình sẽ nhiều hơn? VN hay JP
Mục lục:

Có một số quan điểm trước giờ mọi người vẫn nói đến khi nói về người Nhật

  • Người Nhật chỉ biết làm việc như một cái máy vô hồn
  • Người Nhật sống quá lạnh nhạt với nhau ví dụ con cái không ở cùng bố mẹ để phụng dưỡng tuổi già, như vậy là bất hiếu.
  • Người già ở Nhật bị con đưa vào viẹn dưỡng lão vì không muốn chăm sóc

Những điều trên có thực sự đúng không? Mình có một vài quan cách nhìn nhận về những quan điểm ở trên

1. Người Nhật chỉ biết làm việc như một cái máy vô hồn

  • Điều này có vẻ đúng với nước Nhật khoảng hơn 30 năm trước.
  • Bây giờ vẫn còn nhưng đã khác đi rất rất nhiều.
  • Điều này xuất phát từ quan điểm: Công ty chính là ngôi nhà thứ 2, đa số mọi người đều làm việc 1 công ty đến hết đời họ. Hay gọi là 年功序列.
  • Ví thế, người ta cố gắng đến quá mức ở công ty dù có vất vả đến thế nào đi nữa thì người ta cũng cố gắng
  • Nhưng những năm gần đây, những điều trên thay đổi với tốc độ chóng mặt. Hay người ta đang gọi là chế độ Làm việc trọn đời chắc chắn sẽ hết.
  • Thị trường việc làm giờ sôi động hơn rất nhiều.
  • Người lao động cũng dần bỏ suy nghĩ chỉ làm việc 1 công ty đến hết đời nữa.
  • Vẫn đề mấu chốt của chế độ 年功序列 là ở chế độ lương – Người lao động thường nhận lương theo năm tăng rất chậm. – Sau đó đến khi về hưu thì họ sẽ nhận được một khoản tiền gọi là tiền nghỉ việc, gọi là 退職金. – Khoản này là một khoản khá lớn và không bị đánh thuế. – Nhưng vấn đề là, nếu trong thời kì kinh tế tốt, công ty sẽ đủ tiền để trả cho một khoản lớn đó đủ để người đó thoải mái tuổi già. – Nhưng với tình hình kinh tế khoảng 30 năm trở lại đây thì chuyện tiền 退職金 bị giảm nhiều hoặc bị cắt là điều hết sức bình thường. – Vì thế, người lao động nhận ra rằng, họ cần thay đổi nếu không cuộc sống khi hết tuổi lao động của họ sẽ rất vất vả. (Mấy năm gần đây gọi vấn đề này là 老後2000万問題)

2. Người Nhật sống quá lạnh nhạt với nhau ví dụ con cái không ở cùng bố mẹ để phụng dưỡng tuổi già, như vậy là bất hiếu.

  • Cái này trái ngược hoàn toàn với quan điểm của người Việt chúng ta.
  • Trong khi chúng ta thường đưa bố mẹ gìa về ở chung và phụng dưỡng đến cuối đời, thì bên Nhật thì hầu như họ không làm vậy. Hầu hết người già ở Nhật đều đến các cơ sở chăm sóc riêng.
  • Nhưng hãy khoan, hãy nhìn chính VN những năm gần đây. – Hầu hết con cái lớn, lập nghiệp, lập gia đình đều tìm cách ở các thành phố lớn như SG, HN, ĐN. – Rất nhiều người mỗi năm về nhà được vài lần vào các dịp lễ lớn như 2/9, 30/4-1/5, Tết ta. – Thậm chí nhiều người mỗi năm về đúng 1 lần hoặc vài năm về 1 lần.
  • Rồi thì gần đây, khi hầu hết con dâu hầu hết muốn ở riêng – Vậy thì bố mẹ già ở quê thì ai sẽ là người chăm?
  • Quay lại câu chuyện của Nhật Bản. – Hầu hết người già ở Nhật, nếu thời trẻ có đóng bảo hiểm (gồm cả bảo hiểm chăm sóc khi về già) thì về già sẽ nhận được lương hưu và người ta sẽ sử dụng lương hưu đó để trả cho dịch vụ tại các nhà dưỡng lão.
  • Hệ thống nhà dưỡng lão ở Nhật không hề tệ
  • Chúng ta có hỏi những bạn trẻ VN gần đây đi sang Nhật làm nghề 介護.
  • Công việc của các bạn ấy thực sự rất vất vả – Các bạn phải cho các cụ ăn, tắm cho các cụ, rồi nói chuyện, tổ chức trò chơi, trang trí vào các dịp lễ như Halloween, Giáng sinh, Tết Nhật… – Con cháu có để đến thăm bất cứ lúc nào.
  • Hãy thử nghĩ, các cụ ở nhà một mình (vì con cháu đi làm xa hết) hay đến những cơ sở chăm sóc người già được chăm sóc cẩn thận, thì cái nào tốt hơn?
  • Chúng ta có đang cố giữ cái suy nghĩ của VN từ cách đây nhiều năm không?
  • Theo quan điểm của mình, nếu con cái có điều kiện thì ở cùng bố mẹ là điều tuyệt vời nhất.
  • Nhưng ngoài những người đã tự do về tài chính, thì hầu hết chúng ta đều đi làm, kiếm tiến để có cuộc sống cho chính chúng ta, con cái chúng ta thì liệu chúng ta có đủ thời gian để chăm lo cho cả bố mẹ?
  • Cơ sở chăm sóc người già sinh ra để giải quyết vấn đề xác hội đó.
  • Mình nghĩ rằng nó sẽ phổ biến ở VN trong thời gian tới
  • Và sự tồn tại của nó không phải là thứ gì đó cao sang, mà để giải quyết vấn đề cụ thể của xã hội.
  • Một xã hội thay đổi, cạnh tranh ngày càng cao thì việc con người ta có ít thời gian hơn là chuyện hoàn toàn có thể đoán trước được.

Người già ở Nhật bị con đưa vào viẹn dưỡng lão vì không muốn chăm sóc

  • Điều này có thể đúng với một số.
  • Nhưng với số đông có lẽ là người già sẽ vào viện dưỡng lão vì ở đó tốt hơn là con cái tự chăm sóc mới đúng.

Một người đi làm ở Nhật liệu có quá bận đến mức không có thời gian cho gia đình?

  • Mình cho rằng không hẳn như thế ở năm 2023 này.
  • Không còn là thời kì kinh tế phát triển nhanh, chế độ 年功序列 không còn mạnh như trước nữa.
  • Mình cảm giác rằng, nếu một công ty tử thế, sẽ rất tách bạch giưa công việc và cá nhân.
  • Tức là sau giờ làm thì ai có thế giới riêng của người đó.
  • Không hề liên quan gì đến công ty nữa.
  • Ví dụ: mình từng làm việc với một anh Developer. Hàng ngày, anh ấy vẫn như bao người khác, vẫn làm công việc phát triển như mình. Nhưng hầu như cuối tuần nào anh ấy cũng mang máy ảnh đi đến các Sự kiện chụp ảnh diễn viên. Rồi đầu tuần sau thì anh ấy mang lên khoe cho mọi người.
  • Bởi vậy, nếu là một người có gia đình, muốn dành thời gian cho gia đình thì có vẻ ở Nhật là môi trường cực kì lý tưởng. Bởi vì, cuối tuần, bạn có thể chơi cùng con, giúp đỡ vợ mà không một ai gọi bạn phải lên công ty, hay đi gặp ai.
  • Tất nhiên, mặt trái của nó là sẽ không có được không khí “tình anh em tôn trọng nhau” như trong một số công ty Việt Nam.
  • Tất nhiên rồi, vừa muốn có thời gian cho gia đình riêng, vừa muốn giao lưu không thiếu buổi nào với bạn bè thì khó mà thực hiện được. Chắc chỉ những người đi làm cho vui thôi.