Những việc phải làm khi đi thuê nhà

Cập nhật: 21/11/2024
Những việc phải làm khi đi thuê nhà
Mục lục:

Chắc chắn hầu hết chúng ta đều cần thuê một chỗ ở khi đến Nhật. Dưới đây là một số việc phải nghĩ đến khi chúng ta muốn tự đi thuê nhà.

1. Đảm bảo có chỗ ở đến khi mọi thủ tục thuê nhà hoàn tất

  • Đây là cái đầu tiên phải nghĩ đến, rất quan trọng.
  • Nói thì hơi vô lý, nhưng trước khi chúng ta hoàn thành các thủ tục thuê nhà thì chúng ta cần có một chỗ để ở đã.
  • Việc thuê nhà là việc khá mất thời gian hơn các bạn nghĩ, đặc biệt với các bạn đi học, đi làm thì chỉ có thể dành thời gian cuối tuần để tiến hành các việc liên quan đến thuê nhà (nói chi tiết bên dưới)
  • Một số tình huống như đang ở nhà công ty, nhà bạn…mà muốn tự đi thuê nhà, thì bạn phải chắc chắn rằng bạn có chỗ ở cho đến khi thực hiện xong thủ tục thuê nhà.
  • Cần dự trù đủ thời gian, bạn sẽ rơi vào tình trạng vô gia cư, sẽ rất căng thẳng nếu tính toán sai chỗ này.

2. Tìm nhà trên web

  • Có vài website tìm nhà thuê phổ biến ở Nhật.
  • Chúng ta có thể dễ dàng tìm căn nhà mong muốn trên đó.
  • Đầu tiên, bạn xác định khu vực muốn ở trước, sau đó tìm trên web.

Hãy xem thật kĩ các chi tiết

  • Một số thuật ngữ
    • 間取り (Layout)
      • Ví dụ : 2LDK là 2 phòng ngủ, 1 phòng khách (Living), 1 phòng ăn (Dinning), 1 phòng bếp (Kitchen)
    • 面積: Diện tích nhà
      • Bên Nhật tính diện tích theo m2 cho toàn bộ căn nhà thuê.
      • Nhưng diện tích mỗi phòng sẽ tính theo số CHIẾU 帖 (đọc là じょう) hay 畳 (cũng đọc là じょう)
      • Thông thường mỗi phòng thường có 6 chiếu.
    • 徒歩 (thời gian đi bộ) đến siêu thị, ga gần nhất
      • Nếu các bạn không đi làm bằng tàu thì chắc cái này không quan trọng
      • Nếu đi làm bằng tàu thì rất nên quan tâm vì đi xa quá ảnh hưởng đến thời gian làm đó.
    • 賃料: Chính là tiền thuê nhà hàng tháng (chưa bao gồm phí quản lý)
    • 管理費等: Các loại phí quản lý khác ngoài phí hàng tháng
      • Thông thường, nhà cho thuê sẽ có Chủ nhà và công ty quản lý
        • Tiền thuê nhà (賃料) sẽ nộp cho chủ nhà
        • Tiền 管理費等 thường sẽ đưa cho công ty quản lý
    • 礼金: Là tiền lễ biếu tặng chủ nhà, 1 đi không trở lại
      • Tiền này có nguồn gốc từ ngày xưa với ý nghĩa là tiền trả cho chủ nhà đã làm phòng sạch sẽ (reform lại) trước khi người ở đến.
      • Gần đây, nhiều nhà không có tiền này.
      • Nhưng với một số chủ nhà có phòng đẹp mà họ cũng ko vội cần người thuê thì tiền này khá cao.
    • 敷金: Là tiền đóng trước, sẽ được sử dụng khi chuyển ra sau
      • Khi chuyển ra, nếu có sửa chữa hỏng hóc (ko phải hỏng tự nhiên) thì chủ nhà sẽ dùng tiền này để sửa
      • Số còn lại hoặc không có sửa chữa gì thì chủ nhà sẽ trả lại
    • ペット: Tức là có cho phép nuôi thú nuôi như chó, mèo không.
    • 子供: Ở Nhật, nhiều người rất ghét tiếng ồn, nên nhiều chỗ không cho gia đình có con nhỏ thuê.

Các website tìm nhà thuê phổ biến

3. Đi xem nhà

  • Sau khi tìm được nhà trên các website ở trên rồi, chúng ta sẽ đi xem nhà thực tế.
  • Chúng ta không thể tự đi bảo chủ nhà cho xem được, chúng ta cần thông qua Môi giới bất động sản.
  • Chúng ta cầm theo thông tin của những căn muốn xem đến một văn phòng bất động sản bất kì ở quanh khu vực đó.
  • Sau đó họ thường sẽ dẫn chúng ta đi xem, nói chung họ rất lịch sự và vui vẻ.
  • Tại sao nên đi xem dù trên web có cả hình ảnh chi tiết?
    • Có rất nhiều thứ mà ta không thể xem hết trên Website được, ví dụ
    • Quang cảnh xung quanh có gì bất tiện không? Có dốc cao không? Đường vào có vỉa hè, có dễ đi không?
  • Có 1 chú ý là, trước khi đi đến xem phòng thì phía Môi giới bất động sản thường liên lạc trước với chủ nhà.
  • Có nhiều chủ nhà không muốn cho người nước ngoài thuê hoặc một lý do gì khác không muốn cho bạn thuê thì đó cũng là điều không hiếm ở Nhật.

4. Chốt nhà

  • Sau khi xem qua một lượt, đánh giá hết các tiêu chí như
    • Tổng các loại phí đầu vào
    • Phí hàng tháng gồm giá thuê +phí quản lý
    • Mức độ tiện nghi
    • Các dịch vụ khác như điện, nước (cố định hay trả theo từng tháng?), internet, ga…
  • Thì chúng ta đã có căn nhà mà sẽ muốn thuê.
  • Khi đó, chúng ta đến nói với bên Môi giói bất động sản là : Tôi muốn thuê căn này…
  • Phía Môi giới bất động sản sẽ tiến hành làm các thủ tục cần thiết
  • Họ cũng sẽ yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ cần thiết cho việc làm hợp đồng thuê nhà.
  • Đa số các giấy tờ đều dễ dàng chuẩn bị nhưng có một số thì khá khó, bạn nên hỏi kĩ những điểm này.

5. Hoàn thành các giấy tờ liên quan đến hợp đồng thuê nhà

  • Một số giấy tờ cần thiết phổ biến
    • 住民票
    • Thẻ cư trú còn hạn
  • Một số thứ có thể khó chuẩn bị
    • Người bảo lãnh liên quan (連携保証人) và các thông tin liên quan

6. Chuyển nhà

  • Nên gọi nhiều công ty đến xem rồi dự giá chuyển nhà (見積もり) thì sẽ tốt hơn.

7. Làm các thủ tục sau chuyển nhà

  • Một số thủ tục cần làm sau khi chuyển nhà
    • Thủ tục bưu điện: Tức là nếu có đồ gửi về tên + địa chỉ cũ thì phía bưu điện sẽ chuyển giúp đến địa chỉ mới.
    • Thủ tục đổi địa chỉ trên 市役所 : Nên đổi sớm trong vòng 14 ngày sau khi chuyển
    • Đổi địa chỉ các tài khoản khác như ngân hàng…

8. Ổn định ở chỗ ở mới

  • Nếu là nhà thuê, trước khi vào ở nên quay video lại toàn bộ căn nhà và lưu lại để tránh những phiền phức sau này khi chuyển ra.